GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 03

Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta có rất nhiều những người con yêu nước, học rộng tài cao, hết lòng vì nước, vì dân, quên thân vì dân tộc. Trong số những con người vĩ đại đó chính là  ‘‘ Trần Quốc Toản. ‘’Hôm nay trước cờ cô muốn giới thiệu đến các em cuốn sách ‘‘Trần Quốc Toản và lá cờ thêu sáu chữ vàng’’ để các em biết  Trần Quốc Toản là một người  sinh ra và lớn lên như thế nào ? Thể hiện những nét văn hóa đặc sắc qua từng thời kỳ vàng son những dấu ấn của lịch sử dân tộc Việt Nam.

Trần Quốc Toản (1267- 1285) thuộc dõng dõi vua Trần. Cha mất sớm, ông ở với mẹ và được chú là Chiêu Thành Vương dạy dỗ chu đáo. Ngay từ nhỏ, ông đã bộc lộ năng khiếu võ nghệ và lòng quả cảm hơn người, rất ham đọc sách quân sự và có chí lớn. Ông được phong tước Hoài Văn Hầu khi mới 15 tuổi.

          Năm 1282, vua Trần Nhân Tông tổ chức Hội nghị quân sự cấp cao gồm các Vương hầu và tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Mông - Nguyên. Vì còn ít tuổi nên Trần Quốc Toản không được tham dự Hội nghị để bàn việc quân.  Hổ thẹn, uất ức, Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết.  Không nản lòng, ông đã tập hợp những người thân thuộc và trai tráng trong vùng thành đạo quân hơn 1000 người tự sắm sửa vũ khí, chiến thuyền và cùng nhau ngày đêm luyện võ, tập trận chờ thời cơ đánh giặc. Đội quân trẻ tuổi của Trần Quốc Toản giương cao lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”(phá giặc mạnh, đền ơn vua).

Tiếng vang của Trần Quốc Toản và lá cờ thêu sáu chữ vàng được lan truyền khắp mọi nơi. Hưng Đạo Vương khen ngợi và cho Trần Quốc Toản đem quân đến tham gia cuộc duyệt binh lớn ở Thăng Long.

        Năm 1285, quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta. Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Hoài Văn Hầu xuất hiện trên nhiều mặt trận. Trần Quốc Toản đã trực tiếp chỉ huy đội quân hơn 1000 người sát cánh chiến đấu với quân chủ lực của triều đình góp phần làm nên những chiến thắng vang dội ở Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương. Giặc Mông - Nguyên phải bỏ Thăng Long, chạy về Kinh Bắc (Bắc Ninh) để tìm đường về nước. Trần Quốc Toản được lệnh điều quân đến mai phục chặn đánh địch ở vùng sông Như Nguyệt. Trong trận đánh quyết liệt đó, giặc thua to nhưng không may Trần Quốc Toản đã hy sinh anh dũng khi mới 18 tuổi. Được tin Trần Quốc Toản mất Vua Trần Nhân Tông vô cùng thương tiếc. Nhà vua cho cử hành tang lễ trọng thể, đích thân làm văn tế và truy tặng Trần Quốc Toản tước Hoài Văn Vương.

 Hồ Chí Minh trong tác phẩm “Lịch sử nước ta” ca ngợi về Trần Quốc Toản:

                                        “Thật là một đấng anh hùng

                                   Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo”

       Trần Quốc Toản đã trở thành tấm gương sáng ngời về ý chí và lòng yêu nước để các thế hệ trẻ Việt Nam noi theo


Phần mềm dành cho TV huyện và trường học1. Trần Quốc Toản và lá cờ thêu sáu chữ vàng: Truyện tranh/ Trường Thành Media.- H.: Nxb. Hà Nội ; Công ty Tri thức Văn hoá Sách Việt Nam, 2020.- 30tr.: tranh màu; 21cm.- (Khát vọng non sông- Bộ truyện tranh lịch sử Việt Nam)
     ISBN: 9786045559444
     Chỉ số phân loại: 895.9223 .TQ 2020
     Số ĐKCB: TN.01276,

Bài tuyên truyền sách đến đây đã hết.  Cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh đã chú ý lắng nghe .Hẹn gặp lại quý thầy cô và các em trong bài tuyên truyền sách lần sau! Chúc quý thầy cô và các em có một tuần dạy tốt và học tốt./.

                                                                   Nhơn Hội ,ngày 04 tháng 03 năm 2024

Phó Hiệu Trưởng                                                          Người thực hiện

 

 

 

 

Trần Anh Thư                                                  Nguyễn Lê Trường Duyên