Để hướng tới chào mừng kỉ niệm 49 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước 30/04/1975 & 30/04/2024 . Hôm nay cô sẽ giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng các em học sinh cuốn sách‘‘ Bộ truyện tranh lịch sử Việt Nam‘‘ Thái úy Lý Thường Kiệt đánh ung châu’’ biên kịch: Bùi Linh do nhà xuất bản Hà Nội . Năm 2020 sách dài 30 trang kích thước khổ giấy 21 cm mà cô muốn gửi đến quý thầy cô giáo và các em học sinh trong buổi giới thiệu sách ngày hôm nay.
Lịch sử nước ta có rất nhiều võ công hiển hách: phá Tống, bình Nguyên, thắng Minh, đuổi Thanh; đến thời hiện đại là hai cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp, Mỹ thắng lợi... Trong các võ công ấy, chiến tích của Lý Thường Kiệt có một vị trí đặc biệt, tác giả trường cay này đã nêu rõ:
Võ công ấy các triều đại cũ
Mấy ngàn năm đã có khi nao?
Ấy là việc cầm quân đánh vào sào huyệt bọn xâm lược ngay khi chúng chiêu binh mãi mã nhằm kéo sang xâm lấn nước ta.Chiến thắng quân địch (1075 – 1076) ngay trên đất địch (Khâm Châu, Ung Châu, Liêm Châu), quả ít có trong lịch sử. Lý Thường Kiệt trong suốc cuộc đời chinh chiến của mình đã chinh Nam, phạt Bắc, đánh giặc ngoài, dẹp thù trong xuất sắc – đời ông, tiêu sử ông là những trang huyền thoại hào hùng.
Lý Thường kiệt sinh thời trong bối cảnh Đại Việt bị kìm kẹp giữa liên minh Tống – Chiêm, giang sơn có thể bị mất bất kỳ lúc nào. Thế nhưng sự xuất hiện của ông vào đúng thời điểm lịch sử này không chỉ giúp giang sơn Đại Việt được giữ vững, mà những cuộc tấn công “bình Chiêm, phạt Tống” của ông khiến bờ cõi được mở mang, Chiêm Thành quy phục, Tống triều phải nể sợ.
Năm 1061 người Mường ở biên giới Thanh Hóa, Nghệ An quấy rồi, Lý Thường Kiệt được lệnh đi dẹp loạn. Thế nhưng ông chủ trương không dùng bạo lực, mà cố gắng thu phục nhân tâm, giúp ổn định vùng biên giới phía Nam.
Năm 1064, vua Chiêm Thành là Chế Củ liên minh với nhà Tống tiến đánh Đại Việt. Lúc này Đại Việt gặp nguy khi phía Bắc bị Tống uy hiếp, phía Nam Chiêm Thành cũng lăm le xâm phạm. Tháng 2/1069, vua Lý Thánh Tông dẫn 5 vạn quân theo đường thủy tiến đánh Chiêm Thành, Lý Thường Kiệt được cử làm tướng đi tiên phong. Mọi việc ở nhà giao cho Nguyên Phi Ỷ Lan nhiếp chính, thái sư Lý Đạo Thành trợ giúp.
Tướng tiên phong Lý Thường Kiệt cho quân tiến đến đánh bại quân Chiêm. Thừa thắng, tiến thẳng vào kinh thành, đang đêm vua Chế Củ bỏ trốn vào phía Nam. Sau đó Vua Chiêm phải đầu hàng và dâng 3 châu cho Đại Việt. Sau chiến công này Lý Thường Kiệt được phong Phụ quốc thượng tướng quân tước Khai quốc công. Không lâu sau lại được thăng lên Thái úy, nắm toàn bộ binh quyền cả nước.
Sau khi Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông lên nối ngôi mới 7 tuổi, Thái hậu Ỷ Lan nhận được tin từ Khu Mật Viện báo quân Tống chuẩn bị kế hoạch đánh Đại Việt, quân lương tập trung ở Ung Châu. Bà bàn việc này với Lý Thường Kiệt phải tiến đánh Ung Châu trước khi quân Tống tiến sang và được ông ủng hộ.
Năm 1075 quân triều đình của Lý Thường Kiệt cùng quân của các thủ lĩnh dân tộc thiểu số tiến đánh sang đất Tống.Trận đánh của Lý Thường Kiệt khiến nhà Tống mất mặt đến mức quyết định nhượng bộ Tây Hạ ở phía Tây, cắt đất dâng cho nước Liêu ở phía Bắc, nhằm huy động các cánh quân tinh nhuệ xuống phía Nam tiến đánh Đại Việt để phục thù.
Đầu năm 1077, tướng Tống Quách Qùy dẫn 30 vạn quân tiến đánh Đại Việt, trong đó có 10 vạn quân chủ lực và 20 vạn phu phen. Lý Thường Kiệt chỉ huy toàn quân Đại Việt bước vào cuộc chiến bảo vệ giang sơn.
Lý Thường Kiệt dùng quân chủ lực chặn quân Tống tại sông Như Nguyệt, đây là con sông kéo dài chắn ngang đường tiến xuống phía nam, ông đã tính rằng quân Tống không còn thủy binh thì sẽ khó qua sông.Quách Quỳ chờ thủy binh không được đành tự đóng thuyền rồi cho quân vượt sông, nhưng lần nào cũng bị đánh bại, phải ra lệnh không vượt sông nữa, cố thủ chờ thêm viện binh.
Lý Thường Kiệt chờ cơ hội chín muồi thì cho quân vượt sông đánh Tống và thắng lớn. Lúc này quân Tống bị tiêu diệt quá nửa, lương thực đã cạn. Lý Thường Kiệt liền cho người mang thư tới nghị hòa, quân Tống đang tuyệt vọng nên đồng ý và rút quân về nước.Cuộc chiến của Lý Thường Kiệt và quân dân Đại Việt đã đập tan ý chí Nam tiến của quân Tống, khiến nhà Tống từ đó không dám ngó ngàng dải đất phương Nam nữa.
Năm 1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na đem quân tiến đánh, chiếm lại các vùng đất mà vua Chế Củ đã nhượng lại cho Đại Việt trước đây. Lý Thường Kiệt lúc này đã 86 tuổi vẫn cố sức gượng dậy, đưa quân về phía Nam đánh bại quân Chiêm Thành. Chế Ma Na phải nộp lại đất cho Đại Việt. Sau chiến công này, sức khỏe Lý Thường Kiệt giảm nhiều do tuổi già, một năm sau thì ông đã qua đời.
1. Thái uý Lý Thường Kiệt đánh Ung Châu: Truyện tranh/ Trường Thành Media.- H.: Nxb. Hà Nội, 2020.- 30tr.: tranh màu; 21cm.- (Khát vọng non sông - Bộ truyện tranh lịch sử Việt Nam) ISBN: 9786045559680 Chỉ số phân loại: 895.9223 .TU 2020 Số ĐKCB: TN.01281, |
Bài giới thiệu sách đến đây đã hết. Cảm ơn quý thầy cô giáo và các em học sinh đã chú ý lắng nghe .Hẹn gặp lại quý thầy cô và các em trong bài giới thiệu sách lần sau! Chúc quý thầy cô và các em có một tuần dạy tốt và học tốt./.
Nhơn Hội ,ngày 01 tháng 04 năm 2024
Phó Hiệu Trưởng Người thực hiện
Trần Anh Thư Nguyễn Lê Trường Duyên